Theo đó, Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học qua internet tập trung cho các môn học sau: Toán, Tiếng Việt, Ngoại ngữ (khối 1, 2, 3), Toán, Tiếng Việt, Ngoại ngữ, Khoa học, Lịch sử, Địa lý (khối lớp 4, 5).
Các trường có thể chủ động chọn hoặc phối hợp nhiều giải pháp dạy học qua internet như: Dạy trực tuyến, xây dựng video clip bài giảng rồi đăng tải trên cổng thông tin điện tử của trường để học sinh học, trao đổi – giải đáp các thắc mắc qua Facebook, Zalo,.... Ban giám hiệu nhà trường triển khai đầy đủ các văn bản hướng dẫn chỉ đạo dạy học, sử dụng phần mềm trực tuyến Cisco WebEx, Microsofs Team, Zoom, ... của Phòng Giáo dục và Đào tạo cung cấp đến từng tổ chuyên môn. Họp tổ chuyên môn để phổ biến những lợi ích của việc dạy học trực tuyến trong thời gian học sinh tạm dừng đến trường. Dạy - học trực tuyến với các phương pháp học tập truyền thống
1. Phương pháp học tập truyền thống
Trong phương pháp học tập truyền thống, việc dạy và học hoàn toàn phụ thuộc vào việc giảng dạy trực tiếp giữa thầy và trò. Với hình thức giảng dạy này, nội dung giảng dạy là các kiến thức cơ sở có trong sách vở hoặc giáo viên truyền đạt dựa vào kinh nghiệm bản thân. Giáo viên là trung tâm của các hoạt động học tập và là người trực tiếp truyền đạt kiến thức.
Ở phương pháp này, giáo viên là người trực tiếp quản lý lớp học, tất cả các hoạt động liên quan đến lớp học đều do giáo viên chủ trì. Học sinh nghe giáo viên giảng bài và làm bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên, vì thế, phương pháp học tập của học sinh là thụ động.
Hiện nay, phương pháp học tập truyền thống cũng đã có nhiều thay đổi. Học sinh trở thành trung tâm của quá trình dạy học. Học tập theo hướng gợi mở, giáo viên đặt các câu hỏi gợi ý về những vấn đề trong bài giảng để học sinh trả lời các câu hỏi mở rộng này. Nhờ đó, học sinh tham gia học tập một cách chủ động hơn, giờ học trở nên sinh động và lý thú. Tuy nhiên với thời gian hạn chế trên lớp giáo viên khó đáp ứng được hết nội dung học với rất nhiều học sinh có khả năng tiếp cận khác nhau.
2. Phương pháp học E-learning
E-Learning đang phát triển mạnh mẽ và được coi là phương thức đào tạo cho tương lai. Có được điều đó là do nó thể hiện được nhiều những ưu điểm quan trọng. Những đặc điểm nổi bật của E-Learning so với đào tạo truyền thống được liệt kê ở dưới đây:
2.1. Mở rộng phạm vi giảng dạy: Tổ chức lớp học trong các phòng học hay tại các trung tâm đào tạo bị hạn chế bởi hai yếu tố: không gian và địa điểm. Số lượng người học trong một phòng học nhất định bị giới hạn bởi sức chứa của phòng học đó. Trong khi đó, với e-learning, số người học của mỗi chương trình đào tạo sẽ tăng lên đáng kể. Nhiều người có thể tham gia học mà không cần phải tập trung về một địa điểm mà có thể tham gia các chương trình đào tạo qua mạng Internet hoặc có thể học tập và nghe giảng một cách thoải mái ngay tại nhà riêng của mình.
2.2. Giảng dạy tập trung: Không giống như những lớp học truyền thống, nơi chỉ một người dạy duy nhất sẽ chịu trách nhiệm dạy cho một nhóm lớn các học sinh từ khoảng 20 đến 40 người. Học online với e-learning thường có tỷ lệ một giáo viên – một học sinh.
Trong hệ thống đào tạo trực tuyến, học sinh được dạy học thông qua một chương trình giảng dạy mô phỏng. Có nghĩa là, nếu học sinh không hiểu về một vấn đề nào đó thì vẫn có thể dễ dàng xem lại bài học của mình chỉ bằng một cú nhấp chuột đơn giản.
2.3. Tiết kiệm thời gian và tiền bạc: Người học trực tuyến sẽ tiết kiệm được cả thời gian và tiền bạc vì trường học của họ sẽ ở ngay trước màn hình máy tính. Không giống như trong các khóa học trong các cơ sở đào tạo, học sinh của E-learning sẽ tiết kiệm thời gian đi lại và tiết kiệm tiền cho các khoản chi phí cho sách giáo khoa, sách hướng dẫn, và các học liệu khác.
2.4. Tự định hướng: Vì là khóa học trực tuyến trong một số dịch vụ, người học có thể tự định hướng cho mình, bằng cách chọn khóa học phù hợp nhất đối với trình độ, sở thích, mục tiêu của bản thân.
2.5. Tự điều chỉnh: Với học trực tuyến, người học có thể tự điều chỉnh nhịp điệu khóa học cho mình, nghĩa là người học có thể học từ từ hay nhanh do thời gian mình tự sắp xếp hay do khả năng tiếp thu kiến thức của mình.
2.6. Tính linh hoạt: Tính linh hoạt của một khóa học trực tuyến là rõ ràng bởi vì bản chất của Internet, nền tảng của công nghệ cho việc học trực tuyến là linh hoạt. Từ khi đăng ký học đến lúc hoàn thiện người học có thể học theo thời gian biểu mình định ra. Không bị gò bó bởi thời gian và không gian lớp học dù bạn vẫn đang ở trong lớp học “ảo”. Tính linh hoạt còn thể hiện ở “tự định hướng” và “tự điều chỉnh” như trình bày ở phần trên...
Chúng tôi trên mạng xã hội